028.39.207.110

Não và dạ dày liên quan gì đến nhau?

Những tưởng con người chỉ có “một bộ não duy nhất trong đầu”, nhưng những nghiên cứu của các nhà khoa học, nổi bật là tác phẩm “Bộ não thứ hai” (The Second Brain) của Giáo sư bác sĩ Michael Gershon (*), Đại học Y Columbia ở New York, Hoa Kỳ, đã đưa ra luận chứng cho thấy “thành dạ dày và các bộ phận khác của hệ tiêu hóa đều được bao phủ bởi mạng lưới các tế bào thần kinh có số lượng lên từ 200 triệu đến 600 triệu tế bào neuron thần kinh”, mạng lưới này được xem như “Bộ não thứ hai” trong cơ thể.

Cũng theo giáo sư Michael, về phương diện phôi học thì tế bào thần kinh ở não và ruột đều có cùng nguồn gốc. Trong quá trình phát triển thai nhi, nhóm tế bào thần kinh này chia làm hai, một số lên não và một số xuống hệ tiêu hóa. Tuy hai hệ thần kinh này vẫn giữ liên lạc thường xuyên với nhau, nhưng mỗi hệ thần kinh vẫn giữ tính độc lập riêng của mình. “Bộ não trong bụng” tuy hoạt động không bị chi phối bởi “bộ não trên đầu”, nhưng sự tương tác giữa chúng cũng mang lại những cảm giác như “sốt ruột, xốn xang, nôn nao trong lòng” khi có những sự kiện xảy đến trong đời sống chúng ta. Điều này cho thấy hệ thần kinh tiêu hóa cũng tham gia vào việc kiểm soát tinh thần và cảm xúc. Đặc biệt với những ai hay bị căng thẳng đầu óc thường xuyên thì cũng dễ dẫn đến bệnh viêm loét dạ dày.

Mối quan hệ giữa dạ dày và não còn được minh chứng cụ thể hơn qua nghiên cứu của Giáo sư Michael, cho thấy “Bộ não trong bụng” cũng sản sinh ra chất serotonin y hệt như “bộ não trên đầu”. Đây là một chất dẫn truyền thần kinh được sinh ra bởi các tế bào neuron thần kinh giúp truyền các xung thần kinh đến các bộ phận cơ thể – một hoạt động rất đặc trưng của não.

Ai cũng biết rằng nếu không ăn tối mà đi ngủ với cái bụng đói thì không ngủ được sâu. Ngày nay chúng ta đã biết về chất melatonin có vai trò quyết định cho giấc ngủ. Melatonin không chỉ sinh ra từ tuyến tùng trong não mà còn từ “Bộ não thứ hai”. Khi bụng đói, hệ thần kinh tiêu hóa tiết ra không đủ melatonin cũng gây nên tình trạng thao thức, chập chờn cho giấc ngủ.

Hệ thần kinh tiêu hóa cũng sản sinh ra một lượng lớn endorphin – một chất protid được gọi là “hocmon của hạnh phúc” (dù rằng thực chất không phải là hocmon), và chính chất này gây nên cảm giác thỏa mãn sau khi chúng ta có một bữa ăn ngon miệng.

Khỏe não có khỏe luôn dạ dày?

Trong khi ở Việt Nam thịnh hành các sản phẩm bổ não theo kiểu “đẩy máu lên não”, tăng cường tuần hoàn não với thành phần có chứa Cao Bạch Quả Ginkgo biloba, thì ở Bắc Mỹ và phương Tây lại thịnh hành sử dụng Nấm Đầu Khỉ hơn. Vì các nghiên cứu Tây y đã chỉ ra rằng tuy việc đẩy máu lên não có ích lợi cho người bị thiểu năng tuần hoàn não, nhưng nếu sử dụng tùy tiện thì cũng gây ra sự thay đổi huyết áp lên thành mạch máu não và làm tăng nguy cơ chảy máu xuất huyết não. Do vậy, dân Mỹ và châu Âu quen dùng một loại thảo dược an toàn hơn, đó là Nấm Đầu Khỉ Hericium erinaceus, thường mọc hoang trên các thân cây sồi dẻ to, rất phổ biến ở xứ lạnh. Loại nấm này không có tính tăng cường máu lên não, nhưng lại có chứa hai hoạt chất là Hericenone và Erinacine, có đặc tính dễ dàng vượt qua hàng rào máu não, và là những dưỡng chất giúp não sản sinh nhiều hơn Yếu tố tăng trưởng thần kinh NGF tại vùng Hồi Hải Mã. Chính Yếu tố tăng trưởng thần kinh NGF mang lại sức khỏe cho từng tế bào não.

Quá trình sử dụng Nấm Đầu Khỉ như một “brain tonic” bồi bổ cho não giúp phát hiện thêm ích lợi của loại nấm này trên bệnh nhân đau dạ dày. Khi một số người có tiền sử đau dạ dày dùng loại nấm này cho mục đích bổ não, tình cờ họ cũng khỏi hẳn bệnh dạ dày. Sau đó, đã có nghiên cứu sử dụng Nấm Đầu Khỉ thực hiện trên 227 bệnh nhân có bệnh dạ dày từ 2 năm trở lên, số khỏi bệnh đạt tới tỉ lệ 85,2% – 92,5%. Tại sao một sản phẩm bổ não lại rất hữu dụng cho vấn đề viêm loét dạ dày? Câu trả lời chỉ có thể đến từ việc phân tích mối liên hệ giữa não và dạ dày, rằng chính các tế bào neuron thần kinh trên não cũng cùng cấu trúc hệt như mạng lưới tế bào thần kinh bao phủ thành dạ dày. Một chất bổ dưỡng cho tế bào thần kinh trên não, thì trước hết phải được hấp thu qua hệ tiêu hóa, do vậy chính ra dưỡng chất này đã tác dụng trên tế bào thần kinh ở hệ tiêu hóa trước. Một khi mạng lưới tế bào thần kinh hệ tiêu hóa được cải thiện, giúp lượng chất tiết mà cơ thể tự sinh trong quá trình tiêu hóa được điều hòa hợp lý hơn, dẫn đến cải thiện dần các tổn thương thực thể ở dạ dày.

Qua đó, lợi ích mà Nấm Đầu Khỉ mang lại cho cả hai bộ phận khác nhau: não và dạ dày, được sáng tỏ trên cơ sở giải thích về “Bộ não thứ hai”. Còn nếu dựa trên tiến trình hấp thu thì có thể phát biểu ngược lại: Khỏe dạ dày thì khỏe luôn não.

Câu chuyện về “Bộ não thứ hai”“Nấm Đầu Khỉ” trên đây chỉ nhằm lý giải thắc mắc vì sao một thảo dược mà tác dụng được cả hai nơi trong cơ thể. Mong rằng vấn đề đã được làm sáng tỏ.

Sự liên quan mật thiết giữa não và dạ dày, nấm đầu khỉ và bộ não thứ 2

Sự Liên Quan Giữa Não và Dạ Dày

Michael D. Gershon, M.D.

(*) Giáo sư Bác sĩ Gershon là Chủ tịch Khoa Giải phẫu và Sinh học Tế bào, Đại học Y khoa Columbia, New York. Ngoài nhiều ấn phẩm khoa học khác, ông là tác giả của tác phẩm “Bộ não thứ hai” (xuất bản bởi Harper Collins, New York, 1998).
===============================================================================

Add Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *