Phần lớn chúng ta đều không biết, ăn quá no rất tổn hại đến cơ thể, không chỉ làm thay đổi cân nặng cơ thể mà còn tác động trực tiếp đến dạ dày, tim mạch, thậm chí là não bộ…đôi lúc chỉ vì thức ăn quá ngon hay bỏ thì tiếc mà cố ăn quá nhiều khiến bạn không kiểm soát được lượng thực phẩm nạp vào cơ thể và những tác hại mang lại:
- Ảnh hưởng dạ dày: lượng thức ăn quá nhiều gây trở ngại cho hệ tiêu hóa, một phần thức ăn đó sẽ lên men và gây ợ hơi, trào ngược axit. Nếu lượng khí quá nhiều thì đây là triệu chứng khó tiêu, buồn nôn, đau bụng… khi tình trạng này xảy ra thường xuyên sẽ khiến hệ tiêu hóa khó khăn hơn trong việc hoạt động, lâu dần tăng nguy cơ mắc các bệnh về dạ dày như: đau dạ dày, viêm loét dạ dày….
- Ảnh hưởng đến sức khỏe tim mạch: theo các nghiên cứu cho thấy, quá trình ăn no và bệnh động mạch có quan hệ mật thiết với nhau, sự tác động này ảnh hưởng đến cholesterol xấu ở thành mạch vành khiến động mạch vành xơ cứng nhanh. Nhất là khi ăn quá no vào buổi tối, do không hoạt động và đi ngủ nên khiến lưu lượng máu tuần hoàn trì truệ, mỡ máu tăng lên…gây tích tụ và xơ vữa động mạch vành. Ngoài ra, còn gây tổn thương đến tì vị, áp lực lên ngực, tim và làm huyết mạch khó lưu thông.
- Đe dọa tiêu cực đến não bộ: theo kết quả nghiên cứu của các chuyên gia dinh dưỡng Phần Lan cho hay hơn 20% người mắc bệnh Alzheimer’s là do hồi trẻ ăn quá no và quá nhiều thực phẩm giàu đạm, chất béo. Khi ăn quá no, ngoài hệ tiêu hóa làm việc hết công sức mà còn ảnh hưởng đến não bộ do lưu lượng máu lớn được “huy động” đến hệ tiêu hóa để tiêu thụ thức ăn, vì thế thiếu lượng máu nuôi lên não, cùng với lượng thức ăn không tiêu hóa hết và phân hủy thành độc tố, tác động đến hệ thần kinh não bộ khiến ảnh hưởng đến trí nhớ và tư duy.
- Tăng nguy cơ loãng xương: các nhà khoa học Nhật Bản cho biết rằng việc ăn quá no khiến hormon thyroid ở tuyến giáp tăng, làm cho canxi trong xương bị thiếu hụt, từ đó, chất xương cũng mỏng và yếu đi, tình trạng này dẫn đến nguy cơ mắc chứng loãng xương cao hơn.
- Gây béo phì và tiểu đường: ăn quá nhiều không chỉ ảnh hưởng đến tim mạch do sự chuyển hóa trong cơ thể bị đảo ngược, phản ứng trao đổi chất bị phá hủy khiến cho nguy cơ tích lũy L- Cholesterol và mỡ máu tăng, đồng thời, khiến biến đổi glucose lớn, dẫn đến kháng insulin gây nên bệnh tiểu đường và béo phì cao.
- Thương tổn da và tuổi thọ: do ăn quá no, dạ dày làm việc quá tải, khiến một số chất phải đào thải qua da và tình trạng này kéo dài tác động đến da, gây viêm da như bệnh chàm và một số bệnh về da khác như: mụn, sạm da…. Ngoài ra, các gốc tự do trong cơ thể tổng hợp quá nhiều, khiến các tế bào bị suy giảm, tổn thương và ảnh hưởng không nhỏ đến các bộ phận cơ thể, đẩy nhanh quá trình lão hóa cũng như rút ngắn tuổi thọ của cơ thể.
Qua đây, hẳn bạn nhận ra rằng khi dạ dày ảnh hưởng, không chỉ dạ dày chịu thương tổn mà các cơ quan trong cơ thể đặc biệt là não bộ, tim mạch…cũng ảnh hưởng theo. Vì thế, hãy có chế độ ăn hợp lý như ăn ít, chia nhỏ bữa ăn khi cần thiết, hạn chế ăn chất béo, đạm hay đường và nhai kỹ, ăn chậm để dạ dày cảm nhận được thức ăn cũng như “báo hiệu” tình trạng no, tránh vừa ăn vừa xem tivi hay làm việc vì khả năng ăn không biết no và ảnh hưởng đến dạ dày trong tương lai.
Xem thêm những thông tin hữu ích mới nhất tại Facebook: https://www.facebook.com/
Add Comment