Trong các loại nấm được y học hiện đại nghiên cứu và sử dụng trong thời gian gần đây, có loại Nấm Đầu Khỉ, được dịch từ tên tiếng Anh là “Monkeyhead mushroom”, có tên khoa học là Hericium erinaceus. Loại nấm này có nhiều ở vùng châu Âu, Bắc Mỹ, thường mọc trên các loại cây gỗ lớn nhóm sồi dẻ. Nấm Đầu Khỉ có dạng hình cầu hay hình trứng, mọc riêng rẽ hoặc thành chùm có tua nấm dày đặc, rũ xuống. Vì vẻ bề ngoài như vậy nên nó còn có tên là nấm Bờm Sư Tử (Lion’s Mane mushroom).
Phát hiện ra một vùng nhỏ: Hồi Hải Mã Hippocampus trong não, mang lại hy vọng lớn
Trong một thời gian rất dài, người ta quan niệm rằng các tế bào thần kinh không thể tăng trưởng số lượng mới, và một khi tế bào thần kinh não bị chết đi không thể tái tạo lại được. Nhưng đến năm 1998, nhà sinh vật học Kirsty Spalding thuộc Viện Karolinska ở Thụy Điển và các cộng sự đã phát hiện ra có một vùng trong não vẫn tiếp tục tạo ra các tế bào thần kinh mới. Đó là một cấu trúc nằm bên trong thùy thái dương, có hình dạng giống con cá ngựa nên được gọi tên là Hồi Hải Mã (Hippocampus). Nhóm nghiên cứu này khẳng định rằng Hồi Hải Mã luôn sản sinh các tế bào thần kinh mới và điều này chịu sự tác động bởi các yếu tố tăng trưởng thần kinh NGF (Nerve Growth Factor) được hình thành trong não bộ.
Vai trò của yếu tố tăng trưởng thần kinh NGF
Với cấu trúc chính của một tế bào thần kinh gồm có 4 phần: nhân, sợi nhánh, sợi trục axon (với vỏ myelin bao bọc) và đầu tận cùng sợi trục (với các khớp thần kinh synapse); các bộ phận này đều có thể bị hư hao nếu thiếu sự trợ giúp của Yếu tố tăng trưởng thần kinh NGF, ví như vỏ myelin bao bọc bên ngoài sợi trục axon bị hư hỏng cũng gây trở ngại cho các xung điện não truyền đi. Vậy vai trò chính của Yếu tố tăng trưởng thần kinh NGF là gia cố mạng lưới tế bào thần kinh bằng cách duy trì chất lượng của các nơ-ron đã trưởng thành và sinh thêm các tế bào nơ-ron mới; giúp chỉnh sửa các màng bọc myelin bao bên ngoài sợi trục axon để làm tốt việc dẫn truyền các tín hiệu điện não, kích thích và điều hòa sự phân nhánh của sợi trục thần kinh axon, tác động hình thành hoàn chỉnh các khớp thần kinh synapse, đảm bảo cho các xung điện não truyền đi trong toàn bộ hệ thống thần kinh không bị tắc nghẽn.
Cơ chế nào khiến Nấm Đầu Khỉ liên quan đến yếu tố tăng trưởng thần kinh NGF?
Các công trình nghiên cứu của các GS. Hirokazu Kawagishi, Đại học Shizuoka; GS. Syoei Furukawa, Đại học Dược Gifu Nhật Bản; GS. Cun Zhuang và Rika Yunoki ở Viện Sinh học NewJersey, Mỹ, được công bố vào năm 2002 đều cho thấy hai hoạt chất tự nhiên là Hericenone và Erinacine được phân lập từ thân quả và hệ sợi của Nấm Đầu Khỉ đều có hoạt tính thúc đẩy quá trình tổng hợp yếu tố tăng trưởng thần kinh NGF. Nhờ đó mà Nấm Đầu Khỉ trở thành một trong những thảo dược quí cung cấp dưỡng chất cần thiết bên trong não bộ. Thông qua việc sinh tổng hợp Yếu tố tăng trưởng thần kinh NGF, Nấm Đầu Khỉ góp phần giúp các tế bào nơ-ron được gia cố và hạn chế sự mất dần các tế bào thần kinh theo tuổi tác, đảm bảo cho não bộ vẫn đủ số lượng và chất lượng tế bào để hoạt động tốt, giúp tăng cường trí nhớ và duy trì độ minh mẫn bền lâu.
Các đối tượng phù hợp sử dụng Nấm Đầu Khỉ:
1. Người có dấu hiệu suy nhược thần kinh (biểu hiện bằng các triệu chứng như trí nhớ kém, mệt mỏi, dễ cáu gắt, nhức đầu, khó ngủ, đau gáy, hay hồi hộp, lo sợ, kém ăn, táo bón…)
2. Nhân viên văn phòng lao động trí óc nhiều, suy giảm trí nhớ, hay gặp chứng nhức đầu; hoặc thường xuyên phải dùng các chất kích thích như cà-phê, thuốc lá mới tiếp tục công việc được.
3. Người thường xuyên bận rộn mà có dấu hiệu suy giảm trí nhớ gần,
4. Người mắc chứng suy giảm nhận thức nhẹ hay sa sút trí tuệ
5. Người cao tuổi bị mất ngủ thường xuyên
6. Học sinh, sinh viên cần tăng cường trí nhớ trong mùa thi cử
7. Người bị chứng viêm loét dạ dày, tá tràng, viêm loét ruột, co thắt dạ dày và các bệnh đường tiêu hóa khác
8. Người mắc bệnh máu nhiễm mỡ
9. Người có thể chất yếu, thể lực kém, phản xạ chậm.
10. Người có dấu hiệu cảnh báo của bệnh Alzheimer’s
Trong cơ thể con người, ngoài bộ não trên đầu, thì hệ tiêu hóa cũng chứa một lượng lớn các tế bào nơ-ron tạo ra một mạng lưới thần kinh trong thành dạ dày và ruột, vì vậy hệ tiêu hóa được mệnh danh là “bộ não thứ hai”. Các tế bào thần kinh trong “bộ não thứ hai” cũng thường thoái hóa và rất cần sự hỗ trợ của Yếu tố tăng trưởng thần kinh NGF để phục hồi. Một khi “bộ não thứ hai” được khỏe thì cũng giúp điều hòa hợp lý các dịch tiêu hóa, giúp hệ này khỏe mạnh. Điều này lý giải cho trường hợp thứ 7 trên đây, khi sử dụng Nấm Đầu Khỉ mang lại lợi ích không chỉ cho não mà cả dạ dày và đường ruột. Nơi nào có tế bào nơ-ron thần kinh thì nơi đó cần trợ thủ tích cực như Nấm Đầu Khỉ để giúp hệ thần kinh khỏe mạnh.
Add Comment